Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Các Trường Cao đẳng Cộng đồng tại Seattle


Có thể nói rằng Du học tại Mỹ trong những năm gần đây là sự lựa chọn hàng đầu của du học sinh trên toàn thế giới, thu hút hàng triệu sinh viên đến học tập và nghiên cứu. Đối với rất nhiều học sinh sinh viên Việt Nam được đặt chân đến nước Mỹ để sống và học tập là niềm mơ ước. Nhằm đáp ứng nhu cầu đó của các em học sinh, sinh viên. Công ty TNHH Quốc tế ADC xin giới thiệu một số Trường Cao đẳng Cộng nổi tiếng tại Mỹ có số lượng học sinh, sinh viên Việtnam học tập rất đông.

1. Trường Cao đẳng Cộng đồng North Seattle

Vài nét về trường
North Seattle Comminity College là một trong Top các trường CĐCĐ của bang Washington thành lập năm 1970 với hơn 8500 sinh viên trong đó có gần 500 sinh viên quốc tế đến từ hơn 50 nước khác nhau. Trường nổi tiếng với các chương trình học rất sáng tạo và học thuật chất lượng. Đội ngũ giáo viên của các chương trình quốc tế sắn sàng giúp đỡ sinh viên khi cần để học đạt được mục tiêu học tập và thích nghi với cuộc sống ở Seattle .

Những ưu điểm khi học tại Trường CĐCĐ North Seattle :
Chương trình học với chất lượng tuyệt hảo được kiểm nghiệm và đánh giá bởi hiệp hội các trường CĐCĐ Mỹ
Sỹ số lớp học nhỏ: Khoảng 20-30 sinh viên/lớp
Chi phí thấp: Giảm 40% chi phí so với học tại ĐH
Thủ tục nhập học đơn giản, không yêu cầu điểm TOEFL
Lấy bằng Diploma và chứng chỉ cao đẳng cùng lúc, tiết kiệm chi phí và thời gian học
Sinh viên được học lên nhiều ĐH có tiếng như: ĐH Công lập San Francisco , ĐH Đông Washington , ĐH Oregon , ĐH Hawaii Pacific…với nhiều nghành nghề để lựa chọn.
Được sự quan tâm đặc biệt từ phía đội ngũ giáo viên và nhà trường, môi trường học tập tốt và thân thiện. Các dịch vụ hỗ trợ sinh viên luôn có sắn như: nhà ở, hoạt động ngoại khoá, học tập..
Sinh viên được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản kết hợp lý thuyết và thực hành đồng thời được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển và học hỏi kinh nghiệm sống tại USA , cơ hội tốt để tìm kiếm việc làm tại nước mình.
Các chương trình học:
Chương trình chuyển giao vào ĐH: 2năm tại North Seattle + 2năm tại ĐH Mỹ = 4 năm Bằng cử nhân
Chương trình lấy bằng PTTH
Chương trình tiếng Anh (ESL)
Các chương trình để lấy chứng chỉ khác (Như kế toán, Kinh tế quốc tế, quản lý dự án, ...)
Chương trình học ngắn hạn (Như văn hoá Mỹ, Tiếng Anh kinh tế, Giao lưu văn hóa nghệ thuật…)
Trường nhận sinh viên vào các kỳ: Tháng 1, Tháng 4, tháng 6 và tháng 9

Chi phí trọn gói: 15.000 - 19.000 USD/ năm (Bao gồm: học phí, ăn ở, bảo hiểm, sách vở… )

2. Trường Cao đẳng Cộng đồng Seattle Central
Trường Cao đẳng cộng đồng Seattle Central nằm tại thành phố Seattle, được coi là nơi sinh sống lý tưởng nhất của nước Mỹ- bang Washington, năm 2001, Trường Cao đẳng cộng đồng Seattle Central được Tạp Chí TIME bình chọn là trường "Cao Đẳng cộng đồng Tiêu Biểu Trong Năm" trong số hơn 1200 trường Cao đẳng Cộng đồng, trong một cuộc nghiên cứu duy nhất về các trường Cao đẳng và Đại học ở Hoa Kỳ. Hàng năm, có hơn 10000 sinh viên Mỹ và hơn 1000 sinh viên quốc tế đến từ hơn 50 quốc gia trên thế giới.
Seattle Central được công nhận bởi hiệp hội các trường Cao Đẳng và Đại học vùng Tây Bắc nước Mỹ, là thành viên tích cực của Liên hiệp hội Sáng chế (League for Innovation) - tổ chức danh tiếng của các trường Cao đẳng trên toàn quốc vì chất lượng đào tạo xuất sắc.
Trường nằm trong khu vực giàu có về văn hoá, đa dạng về lối sống, độ tuổi, quốc tịch…Điều này khiến cho Seattle Central trở nên hấp dẫn và đầy sức lôi cuốn.

Các khoa, ngành học:

Khối ngành khoa học tự nhiên: Công nghệ sinh học, khoa học máy tính, toán học, vật lý, y học, kỹ thuật, khoa học trái đất.
Khối ngành khoa học xã hội: âm nhạc, mỹ thuật, ngôn ngữ học, xã hội học, tâm lý học, thương mại, lịch sử...vv.
Nhiều chương trình có chất lượng cao:
- College Bridge (Bắc cầu vào đại học): Học đại học bán thời gian,học ESL bán thời gian
- College Transfer (Chuyển tiếp đại học): Chuyển tiếp lên các trường cao đẳng và đại học hệ 4 năm
- Intensive ESL (ESL cấp tốc): Một chương trình có cấu trúc, hướng đến kết quả
- High School Completion (Hoàn tất trung học): Học đông thời để được Diploma và bằng Trung Học !
- Short-Term Certificates (Các chứng chỉ ngắn hạn): (2-9 tháng), bao gồm thực tập nội trú tùy chọn
International Internship (Thực tập nội trú quốc tế): Học tập và lấy kinh nghiệm làm việc tại các công ty và học viện địa phương
Trường khai giảng 4 kỳ mỗi năm: Đông - tháng 1, Xuân – tháng 3, Hè – tháng 6, Thu – tháng 9
Trường có nhiều suất học bổng dành cho sinh viên quốc tế (tổng trị giá lên đến 100.000 USD) và trường còn trao nhiều phần thưởng trị giá lên đến 300.000 USD cho sinh viên nhập học mỗi năm. Ngoài ra, trung tâm tư vấn việc làm sẽ giúp tìm việc tại trường. Như vậy bạn sẽ có thêm một khoản thu để trả cho các khoản phí trên.
Chi phí trọn gói: 15.000 - 19.000 USD/ năm (Bao gồm: học phí, ăn ở, bảo hiểm, sách vở

3. Trường Cao đẳng Cộng đồng South Seattle
South Seattle được thành lập năm 1969, là trường công lập được công nhận bởi Hội đồng Tây Bắc Hoa Kỳ về các trường CĐ và ĐH, có trên 7000 sinh viên đang theo học.

Lý do để chọn South Seattle

- Học phí hấp dẫn, thấp hơn so với học ĐH 40%, trung bình sinh viên có thể tiết kiệm khoảng $9000 cho 2 năm học tại South Seattle .
- Thủ tục đăng ký đơn giản
- Sỹ số lớp nhỏ (Trung bình 15-22 Sinh viên/lớp)
- Không yêu cầu TOEFL, kiếm chứng chỉ CĐ và chứng chỉ tiếng Anh vào thẳng ĐH sau khi tốt nghiệp
- 55% sinh viên Mỹ bắt đầu các chương trình ĐH và Cao đẳng tại Cao đẳng Cộng đồng
- Chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên sâu để chuyển trực tiếp vào chương tình CĐ
- Hơn 7000 sinh viên đại diện cho gần 100 nền văn hoá đến từ 50 nước khác nhau trên thế giới
- Lấy bằng Diploma, các chương trình học theo yêu cầu và chương trình mùa hè
- Chương trình vượt rào ĐH, hướng nghiệp và các chương trình lấy bằng chứng chỉ
- Nhà trường có rất nhiều xuất học bổng và chính sách trợ cấp tài chính cho sinh viên quốc tế

Các chương trình học:
- Chương trình tiếng Anh: Chương trình liên kết lấy bằng về Khoa học Ứng dụng
- Chương trình lấy bằng PTTH: Các chương trình lấy chứng chỉ 6 tháng hoặc 1 năm
- Chương trình Cao đẳng
- Chương trình học hè: Các chương trình khác theo yêu cầu
- Chương trình chuyển tiếp ĐH

Các kỳ nhập học: Tháng 4, tháng 6 và tháng 9
Chi phí trọn gói: 15.000 - 19.000 USD/ năm (Bao gồm: học phí, ăn ở, bảo hiểm, sách vở… )





Hướng dẫn học sinh trước khi xuất cảnh New Zealand

1. VÉ MÁY BAY

Có rất nhiều hãng hàng không có tuyến bay đến New Zealand như Vietnam Airlines, Singapore Airlines, Cathay, Thai, Malai… Học sinh có thể mua vé máy bay trực tiếp từ các hãng hàng không hoặc đăng ký vé máy bay qua Văn phòng Trung tâm tại Việt Nam.
 Hãy kiểm tra lịch bay và tên cẩn thận.

2. NƠI Ở
Bạn phải có chi tiết người liên lạc, địa chỉ và số điện thoại nơi bạn sẽ đến ở tại New Zealandtrước khi bay.

3. TIỀN
Bạn cần mang theo khoảng 2.000 Đôla New tiền mặt để lo cho việc chi tiêu trong những tháng đầu. Hải quan New Zealand cho phép bạn mang vào tối đa 10.000 Đôla NZ (bằng khoảng 6.400 Đôla Mỹ). Sau đó gia đình bạn có thể xin phép Ngân hàng Nhà nước để chuyển tiền sang cho bạn (mất khoảng 3-4 ngày) hoặc bạn có thể mua thẻ tín dụng từ Việt Nam để mang sang New Zealand sử dụng.

4. SỨC KHOẺ
Hãy hỏi bác sĩ của bạn tại Việt Nam thật kỹ về những loại thuốc bạn đã được dùng trong qúa khứ và trong những trường hợp đặc biệt, nhất là những loại thuốc tiêm ngừa mà bạn được phép sử dụng. Bạn hãy yêu cầu bác sĩ ghi hết tất cả những thông tin trên vào giấy trong trường hợp bị bệnh ở New Zealand.

Lưu ý: Bạn nên đi khám răng và mắt trước khi khởi hành đến New Zealand vì bảo hiểm sức khoẻ (UniCare) không trả cho khoản này. Bảo hiểm sức khoẻ cũng không trả các khoản thuốc men và tiền xe cứu thương; Bảo hiểm sức khoẻ sẽ trả cho bạn hầu hết các chi phí khám chữa bệnh và toàn bộ các chi phí nằm bệnh viện công.

5. TRANG PHỤC TẠI NEW ZEALAND.

Mùa xuân (tháng 9, 10, 11) và mùa thu (tháng 3, 4, 5): áo lạnh hoặc áo khoác nhẹ.

Mùa đông (tháng 6, 7, 8): áo len, áo khoác dầy, áo khoác có mũ, găng tay, khăn quàng cổ, áo mưa, ô (dù) che mưa .

Mùa hè (tháng 12, 1, 2): quần áo nhẹ, áo thun, quần short, áo phông, đầm, đồ bơi, đồ vải.

6. HÀNH LÝ

Một người lớn được phép mang theo 7 kg hành lý xách tay và 20 kg hành lý ký gửi, nhưng riêng hãng Vietnam Airlines cho phép bạn mang 30 kg hành lý ký gửi. Nếu có hành lý quá cước thì bạn sẽ phải trả tiền theo biểu giá cho hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không, giá cả thay đổi tuỳ theo hãng hàng không mà bạn sử dụng. Hãng hàng không Vietnam Airlines phạt hàng hoá quá cước.

Ở New Zealand, phần lớn đồ điện gia dụng tương đối rẻ. Trừ những trường hợp cần thiết, bạn nên cố gắng mang theo càng ít vật dụng điện càng tốt để tránh trả tiền cho hành lý quá cước. Dòng điện ở New có hiệu điện thế 230 - 240 Volt. Bạn nhớ mang theo nắn dòng (Adapter) và loại phích cắm điện phù hợp với phích cắm 2 hoặc 3 chân dẹt của vật dụng và ổ cắm tại New.

Lưu ý: Hải quan Việt nam yêu cầu tất cả các băng, đĩa có ghi thông tin phải được kiểm duyệt trước khi mang ra khỏi Việt Nam. Tất cả các loại vũ khí, thuốc phiện, trên 1 lít rượu hoặc trên 250gr thuốc lá đều bị cấm mang theo trong hành lý.

Hải quan New Zealand nghiêm cấm không được mang vào New Zealand thực phẩm, động vật và các sản phẩm thực vật, ví dụ như sữa, đồ hộp, hoa quả tươi. Nếu có, hãy khai báo cẩn thận, nếu không sẽ bị phạt.

7. THỰC PHẨM
Bạn nên học nấu một số món ăn Việt Nam đơn giản để có thể tự nấu ăn tại New Zealand vì bạn có thể không thích hợp với món ăn New Zealand. Bạn có thể mua gia vị và các thực phẩm châu Á dễ dàng tại các cửa hàng Á châu ở mỗi thành phố.

8. LÁI XE
Bằng lái xe Việt Nam cũng có thể lái xe bên New nếu bạn mang bằng lái dịch sang tiếng Anh ở công ty dịch thuật nào đó rồi đến sở giao thông của bang đóng dấu là có thể dùng lái xe được. Bằng lái có hiệu lực trong vòng 1 năm kể từ ngày bạn đặt chân đến New Zealand. Hoặc có một cách khác là nếu muốn đổi bằng lái xe Việt Nam sang bằng của New Zealand thì thường chỉ phải thi lại bài Luật, sau đó thi luôn bằng thực hành sau khi vượt qua bằng Luật, điều này không quá khó và không tốn nhiều thời gian. Bạn cũng có thể đăng ký thi lấy bằng lái xe của New Zealand nếu chưa có bằng lái. Tuy nhiên quá trình này sẽ lâu hơn vì bạn sẽ phải thi bằng Luật (sẽ được cấp bằng Learner), rồi thi bằng thực hành có giới hạn (sẽ được cấp bằng Restricted) và cuối cùng là thi bằng thực hành tuyệt đối (sẽ được cấp bằng Full).

Lưu ý: Luật giao thông của New Zealand áp dụng tay lái nghịch, khác với luật Việt Nam.

SAU KHI TỚI NEW ZEALAND

1. ĐÓN TẠI SÂN BAY
Bạn nên sắp xếp để có người đón tại sân bay. Trong trường hợp không may không có ai đến đón bạn thì điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh, hãy đến bàn dịch vụ của hãng hàng không hoặc sân bay nhờ họ liên lạc với người nhà hoặc trường học cho bạn, hoặc gọi điện trước đến nơi ở và tự đi taxi về nhà.

2. CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG DẪN CHO SINH VIÊN QUỐC TẾ
Những chương trình hướng dẫn này được các trường thiết kế nhằm mục đích:

Giảm những khó khăn bạn có thể gặp phải

Giúp bạn thích ứng với cuộc sống tại New Zealand, cách học tập tại trường

Giới thiệu cho bạn các thiết bị và dịch vụ trong trường và các khu vực lân cận

Chương trình hướng dẫn này rất quan trọng để bạn có thể chuẩn bị tốt cho năm học. Tham gia các chương trình hướng dẫn này cũng là cách để bạn làm quen với các sinh viên khác.

3. ĐI LẠI
Khi mới sang bạn phải tới ngay trạm xe buýt, xe lửa hoặc bưu điện để có được bản đồ thành phố, bản đồ các tuyến xe và lịch đón xe công cộng.

4. NHÀ Ở
Sinh viên có thể sống trong hoặc ngoài trường:

Sống trong ký túc xá
Phần lớn các trường đại học đều có ký túc xá. Ký túc xá trong trường thường có phòng đơn hoặc phòng tập thể, có đồ đạc, phòng tắm, chăn gối và thức ăn. Đây là cách tốt nhất để làm quen với bạn mới. Nếu bạn muốn ở ký túc xá, bạn phải đăng ký sớm trước khi học kỳ bắt đầu vì số phòng có hạn và rất đông sinh viên đăng ký chờ.

Sống cùng gia đình người New Zealand
Bạn có thể sống cùng với một gia đình người New Zealand. Bạn có thể lựa chọn dịch vụ bao gồm cả phòng ở và ăn uống hay chỉ có phòng ở không.

Thuê nhà

Bạn có thể thuê nhà và chia phòng với bạn cùng lớp hoặc bạn của bạn. Phần lớn sinh viên ở New Zealand thuê nhà theo kiểu này. Bạn có thể đến các đại lý nhà đất hoặc xem mục cho thuê nhà trên báo. Nhà hoặc căn hộ thường có hai loại: có đồ đạc hoặc không có đồ đạc. Thời gian cho thuê có thể là 3, 6 hoặc 12 tháng và được quy định trong hợp đồng thuê nhà. Chi phí được tách ra bao gồm tiền đặt cọc (thông thường là 4 tuần), tiền thuê nhà, đồ đạc, các đồ dùng trong nhà, điện thoại, gas (nếu có), tiền nối điện và sử dụng điện. Tiền đặt cọc phải đóng trước khi bạn nhận nhà. Chủ nhà phải trả lại tiền đặt cọc cho bạn trước ngày bạn dọn ra, nhưng chủ nhà có thể khấu trừ tiền đặt cọc nếu:

- Bạn dọn ra ngoài nhưng không báo trước

- Bạn làm hư hại đến tài sản của chủ nhà

Tiền thuê nhà thường được trả theo định kỳ 2 tuần hoặc 1 tuần 1 lần tùy theo sự thỏa thuận giữa bạn và chủ nhà.

Văn phòng nhà ở của các trường có thể giúp bạn tìm người cùng chia phòng hoặc hướng dẫn cho bạn những việc cần phải làm.

5. ĐIỆN THOẠI, TEM THƯ
Bạn nhớ gọi điện thoại về nhà khi đã đến nơi an toàn. Tất cả các cuộc điện thoại cố định ở trong nội hạt các thành phố của New Zealand đều miễn phí. Tuy nhiên nếu sử dụng điện thoại di động thì tất cả các cuộc gọi đều phải trả tiền. Tùy thuộc vào loại thuê bao và hãng điện thoại mà giá cước điện thoại có thể khác nhau.

ĐIỆN THOẠI NGOẠI TỈNH
Tất cả các cuộc gọi ngoại tỉnh đều phải trả tiền. Giá tiền được tính theo các mức giá khác nhau tuỳ thuộc vào khoảng cách và thời gian trong ngày. Các cuộc điện thoại vào ban đêm hoặc ngày nghỉ sẽ rẻ hơn.

ĐIỆN THOẠI QUỐC TẾ
Bạn nên mua các thẻ điện thoại đặc biệt để có thể gọi về Việt Nam với giá thấp.

6. NGÂN HÀNG
Văn phòng Trung tâm sẽ giúp bạn mở tài khoản cá nhân tại Ngân hàng Commonwealth Bank tại Việt Nam. Khi đến New Zealand, bạn đến chi nhánh ngân hàng CWB gần nhất để chuyển tiền vào tài khoản. Bạn cũng sẽ nhận được thẻ rút tiền tự động (ATM) trong vòng 5 ngày kể từ ngày bạn đến New Zealand.

Vì lý do an ninh, bạn không thể mang nhiều tiền mặt bên mình cũng như không thể giữ một số tiền mặt lớn trong nhà.

Ngân hàng của New Zealand mở cửa từ 9 sáng đến 4.30 chiều từ thứ hai đến thứ sáu, từ 9.30 sáng đến 3.00 chiều ngày thứ bảy. Một số ngân hàng mở cửa ngày chủ nhật. Hệ thống tiền tệ New Zealand lấy đơn vị đồng Đôla (dollar) tương đương với 100 xu (cent). Các đồng tiền xu bao gồm: 10c, 20c, 50c, $1, $2. Tiền giấy có 5 loại: $5, $10, $20, $50, $100.

Bạn cần phải mang theo các giấy tờ sau đây khi đến ngân hàng mở tài khoản:
Nếu bạn ở New Zealand hơn sáu tuần, các ngân hàng sẽ yêu cầu bạn xuất trình hộ chiếu và một trong các giấy tờ sau:

Bằng lái xe, thẻ sinh viên có ảnh chụp tại New Zealand

Hoá đơn điện thoại, ga hoặc điện sinh hoạt có tên bạn.

Nếu bạn có số thuế tại New Zealand bạn nộp ngay cho ngân hàng.

Một số ngân hàng sẽ cấp thẻ ATM cho bạn ngay, một số sẽ gửi thẻ đến cho bạn trong vòng 5 ngày làm việc. Để đảm bảo an toàn, ngân hàng sẽ cho bạn mã số gồm 4 số (PINnumber). Bạn phải nhớ số PIN đó mỗi lần sử dụng thẻ ATM. Bạn cũng có thể gửi rút tiền bằng điện thoại hoặc tại các chi nhánh ngân hàng.
Lưu ý: Nếu tiếng Anh của bạn chưa được tốt, bạn nên có một người bạn nói tiếng Anh tốt đi cùng.

7. XIN VISA LÀM VIỆC
Sinh viên quốc tế được phép làm việc tối đa 20 giờ mỗi tuần trong thời gian học và không giới hạn thời gian làm việc trong thời gian nghỉ học. Tuy nhiên học sinh học tiếng Anh cần phải có tiếng Anh IELTS 5.0 trở lên và phải đăng ký học từ 6 tháng trở lên.

8. VIỆC LÀM
Khi đã có Visa làm việc, bạn có thể đi tìm việc làm. Đa số sinh viên quốc tế làm việc trong ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn hoặc thương mại (cafeteria, bar, nhà hàng…). Các nghề làm tiêu biểu của sinh viên là bán hàng, phục vụ bar, phụ bếp, tiếp viên nhà hàng, nhân viên vệ sinh, thư ký, làm việc tại các siêu thị hoặc rạp hát. Bạn cũng có thể đi làm ở các nông trại vào các mùa thu hoạch. Hiện giờ mức lương tối thiểu ở New Zealand la $12.50 (trước thuế).

Một số trang web có thể tìm việc:

www.sjs.co.nz

www.backpackerboard.co.nl

www.seek.co.nz

www.jobs.search4.co.nz

www.gumtree.co.nz

www.seasonaljos.co.nz

www.finada.co.nz/classifieds/job/

9. CÓ RẤT NHIỀU CÁCH ĐỂ TÌM VIỆC LÀM

Đăng tin quảng cáo tìm việc trên báo. Thông thường thứ Bảy là ngày có nhiều tin nhất.

Trường đại học có văn phòng tìm việc làm cho sinh viên. Rất nhiều công ty liên hệ với các trường đại học để tìm người làm việc bán thời gian. Thông thường các công ty yêu cầu những người có tiếng Anh rất tốt. Bạn có thể hỏi văn phòng quốc tế địa chỉ liên lạc của văn phòng tìm việc làm.

10. GIA HẠN VISA

Trên thị thực dán trong hộ chiếu của bạn có ghi rõ các quy định về quyền và nghĩa vụ bạn phải thực hiện khi đến New Zealand. Bạn không được phép đổi trường học trong năm đầu tiên trừ trường hợp có lý do đặc biệt được sở di trú chấp nhận. Nếu thời gian trống giữa hai khoá học qúa một tháng, bạn phải về nước để chờ khoá học sau. Khi thay đổi chỗ ở, bạn phải thông báo cho Sở di trú biết. Hãy đọc kỹ các quy định này vì nếu vi phạm bạn sẽ bị xử lý theo Luật Nhập cảnh New Zealand mà không được quyền khiếu tố.

Hãy liên hệ trường học hoặc Sở di trú New Zealand (NZ Immigration) một tháng trước khi thị thực của bạn hết hạn để xin gia hạn kịp thời. Khi xin gia hạn Visa, bạn sẽ phải nộp cho Sở di trú những tài liệu sau đây:

Đơn xin gia hạn Visa cho sinh viên. Mẫu đơn lấy tại Sở di trú. Dán kèm hai ảnh 4×6cm

Hộ chiếu: Bạn có thể gửi bản copy có chứng thực trạng hộ chiếu có ảnh và Visa hiện tại

Bằng chứng bạn đã nộp bảo hiểm sức khoẻ (UniCare) có giá trị trong 12 tháng

Bằng chứng bạn đã hoàn thành khoá học trước đó gồm kết quả học tập và phiếu điểm danh của khoá học trước đó.

Thư của trường xác nhận bạn đã trả tiền học khoá sau (COE)

Bằng chứng bạ có đủ khả năng tài chính. Để đáp ứng yêu cầu này, bạn cần gửi những giấy tờ sau đây cho Sở di trú:

- Bản kê khai hoạt động của tất cả các tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng bạn sử dụng trong thời gian bạn ở New Zealand:
- Nếu bạn đang làm việc tại New Zealand, bạn phải nộp bảng trả lương.
- Kèm tên, địa chỉ, số điện thoại của công ty bạn đang lam việc
- Nếu bạn nhận tiền từ nước ngoài và số tiền này không gửi thẳng vào tài khoản của bạn, bạn phải làm bản xác nhận “Statutory Declaration” kê khai chi tiết về việc chuyển tiền sang New Zealand.

Nếu bạn chưa khám sức khoẻ và chụp phim trong vòng 2 năm, bạn phải đi khám sức khoẻ tại New Zealand. Bạn nên đặt cuộc hẹn trước với trung tâm khám sức khoẻ (Health Services New Zealand). Bạn phải mang theo Mẫu đơn 1096 và Mẫu đơn 1007 lấy tại Sở di trú và hộ chiếu của bạn khi đi khám sức khoẻ. Lệ phí khám sức khoẻ là $200 và phí chụp phim là $70.

Nếu bạn có việc đột xuất cần đi nước ngoài trong thời gian học, đừng quên viết đơn xin phép trường học và phải được trường cho phép.

GIA HẠN HỘ CHIẾU

Trường hợp hộ chiếu sắp hết hạn thì trước đó 2 tháng bạn phải liên hệ với đại sứ quán Việt Nam tại Wellington để xin gia hạn.

11. THUẾ THU NHẬP
Sinh viên quốc tế được coi là thường trú tại New Zealand vì họ thường ở lại New Zealand khoảng 1 năm tài chính. Năm tài chính New Zealand thường kết thúc vào 31 tháng 3. Vào thời gian đó những người đóng thuế sẽ được yêu cầu nộp đơn xin hoàn trả thuế thu nhập (Income Tax Return) kèm theo xác nhận thu nhập do công ty cấp (Group Certificates).
Khi bạn bắt đầu làm việc bán thời gian, bạn sẽ phải điền mẫu đơn kê khai công việc (Employment Declaration Form). Đơn này cho phép cơ quan thuê bạn giảm đi một khoản thuế đánh vào lương của bạn.

12. ĐĂNG KÝ SỐ THUẾ
Bạn nên đăng ký số thuế (IRD number) ngay khi bạn đến New Zealand. Nếu bạn không có IRD number, thu nhập của bạn sẽ bị đánh thuế rất cao (48.25%).
Bạn cũng phải nộp thuế cho ngân hàng của bạn để giảm thuế đánh vào lãi suất tiền gửi ngân hàng.

13. BẢO HIỂM SỨC KHOẺ
Chính phủ New Zealand yêu cầu tất cả các sinh viên quốc tế và những người đi cùng phải đóng bảo hiểm sức khoẻ. Nhà nước quy định nhà trường thay mặt sinh viên nộp bảo hiểm trong vòng 12 tháng đầu. Sau đó sinh viên có quyền lựa chọn cơ quan bảo hiểm y tế cho mình. Phí bảo hiểm sức khoẻ là NZ$481 một năm (giá này có thể chênh lệch giữa các hãng bảo hiểm khác nhau) cho một sinh viên. Bạn sẽ phải trả tiền bảo hiểm một năm một lần.

KHÁM SỨC KHOẺ

Phần lớn các bác sỹ của các trường đại học tính phí khám bệnh theo mức nhà nước quy định. Bảo hiểm sức khoẻ thông thường sẽ trả lại bạn 100% lệ phí khám sức khoẻ nếu như là khám thông thường. Các loại khám bệnh phức tạp hơn thì tùy thuộc vào loại bảo hiểm mà tiền khám bệnh sẽ được hoàn trả với mức quy định khác nhau.

ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN

Bảo hiểm sức khoẻ sẽ thanh toán 100% tiền phòng bệnh và tiền điều trị nếu bạn điều trị tại bệnh viện công. Tiền phòng bệnh và điều trị bệnh tại bệnh viện tư cao hơn rất nhiều. Bạn sẽ phải trả phần chênh lệch nếu điều trị tại bệnh viện tư.
Bảo hiểm sức khoẻ không thanh toán tiền vật lý trị liệu, khám răng và khám mắt. Bạn có thể mua bảo hiểm tư cho các dịch vụ trên.

Hệ thống giáo dục New Zealand

Hệ thống giáo dục ở New Zealand dựa trên hệ thống giáo dục của Anh Quốc sử dụng phương pháp sư phạm hiện đại được thiết kế để cung cấp cho sinh viên những kỹ năng giỏi về nghiên cứu và thuyết trình.

Du học New Zealand: Việc mong muốn đi du lịch và trải nghiệm cuộc sống trên toàn thế giới đang gia tăng, hàng năm đã mở ra nhiều cơ hội cho các bạn trẻ. Trong khi đó New Zealand được biết đến như một địa điểm an toàn cho du lịch.

Bên cạnh đó New Zealand còn được biết đến bởi nền giáo dục chất lượng cao kết hợp với môi trường học tập an toàn đã trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho những bạn trẻ mong muốn một bằng cấp tốt cho tương lai và những kinh nghiệm sống khó quên sẽ theo suốt các bạn trong những năm tháng đến.

Hệ thống giáo dục ở New Zealand dựa trên hệ thống giáo dục của Anh Quốc sử dụng phương pháp sử phạm hiện đại được thiết kế để cung cấp cho sinh viên những kỹ năng giỏi về nghiên cứu và thuyết trình.

Các bạn sẽ tìm thấy các trường ưng ý phù hợp với điều kiện và khả năng học tập của bản thân qua danh sách các trường học tại New Zealand
Trung học:

Các trường trung học của New Zealand hầu hết là trường công của chính phủ, nhưng chỉ có một lượng nhỏ là trường tư hoặc các trường công lập hợp nhất và thường gắn liền với cácc tổ chức tôn giáo.

Các trường trung học ở New Zealand đều dành cho học sinh trong độ tuổi từ 13 đến 19 (Lớp 9 đến lớp 13)
Các học sinh từ lớp 11 đến lớp 13 đều được hướng tới thi chứng chỉ hoàn thành chương trình học quốc gia (NCEA).
Đại Học:

Các trường Đại Học của New Zealand hầu hết là trường công và nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu.
Các trường đại học của New Zealand cung cấp tất cả các chương trình giáo dục đào tạo từ cấp độ sơ cấp cho đến tiến sĩ.

Niên học trong năm bắt đầu từ tháng 3 cho đến tháng 11, một số khóa học có thể bắt đầu trong tháng 7. Ngoài ra cũng có các khóa học muộn hơn từ tháng 1 đến tháng 3
Trường Tư:

Có lượng lớn các trường tư thục ở New Zealand. Một số trường giảng dạy về các chuyên ngành như kinh doanh và quản trị du lịch.

Hầu hết các trường đòi hỏi phải được đăng ký với cơ quan quản lý bằng cấp của New Zealand (ZNQA), hầu hết các trường khai giảng cùng với các trường của chính phủ.

Một số câu hỏi thường gặp về Du học Mỹ

Câu hỏi: Em muốn đi du học nhưng em nghe nói phải có bằng TOEFLT 5.0 phải không ?

Trả lời: Nếu em tham gia chương trình Trung học thì không cần phải có điểm Toefl. Trong truờng hợp em tham gia chương trình CĐ, ĐH em cần phải có điểm Toefl. Ngoài ra, có một số trường CĐ và ĐH cũng chấp nhận học sinh vào học khi chưa đủ điểm Toefl...

Câu hỏi: Tôi vừa tốt nghiệp đại học trong nước và có nguyện vọng học cao học ở Mỹ. Vậy điều kiện để học cao học là Mỹ bao gồm những gì? Thường nhập học vào tháng nào? 

Hiện tại tôi chưa có điểm Toefl, vậy tôi có thể nộp đơn xin nhập học được không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Trả lời: Thường nhập học vào hai học kỳ chính: học kì mùa thu vào tháng 9 và học kỳ mùa xuân vào tháng giêng.
Anh chưa có Toefl, anh có thể tham gia các chương trình nâng cao Anh ngữ trước khi vào chương trình cao học

Câu hỏi: Thân nhân tôi ở Mỹ mở hồ sơ bảo lãnh gia đình tôi đi định cư, vậy tôi có thể được cấp visa đi du học không?

Trả lời: Có. Tuy nhiên những người đã từng xin visa định cư sẽ khó khăn hơn trong việc chứng minh ý định quay trở về Việt Nam sau khi hoàn thành khoá học. Đôi khi đương đơn có thể trình bày ý định kép, có nghĩa là trước mắt đương đơn chỉ đi trong thời gian ngắn nhưng sau này sẽ đi định cư. Không có trường hợp nào giống trường hợp nào, nhưng lời khuyên tốt nhất cho mọi đương đơn là hãy thành thật về tình trạng gia đình và giải thích thật rõ ràng cho viên chức lãnh sự kế hoạch công việc sau khi hoàn thành khoá học ở Mỹ.

Câu hỏi: Em là học sinh lớp 11 và có dự định đi du học tại Mỹ. Em cần biết khi đi phỏng vấn thì trả lời như thế nào? Học phí bao nhiêu một năm? Cám ơn.

Trả lời: Khi ra phỏng vấn Sứ Quán, em nên chuẩn bị thật kỷ hồ sơ của mình. Những vấn đề SQ luôn muốn em nghe em nói như: Trường em sẽ đi học, chi phí cho một năm học của em tại trường đó, nguồn tài trợ cho em du hoc.....
Những vấn đề em trả lời cho SQ phải thuyết phục và trung thực. Tuy nhiên, khi em thực hiện một hồ sơ du học tại một nơi tư vấn chuyên nghiệp họ sẽ giúp em chuẩn bị kế hoạch học tập cũng như kế hoạch tài chánh, để lúc trả lời SQ thuyết phục hơn.

Câu hỏi: Tôi đã tốt nghiệp CĐBK. Tôi muốn hỏi về thủ tục học Anh ngữ bên Mỹ? Trình độ của tôi còn kém thì có khoá học từ căn bản không?

Trả lời:
Để thuận lợi hơn trong việc xin thị thực visa du học Mỹ, bạn nên chuẩn bị cho mình kế hoạch học tập rõ ràng, tức là sau khóa học AV bạn sẽ vào tiếp một chuyên ngành tiếp theo. Việc thực hiện một hồ sơ du học chỉ để học AV thôi thì tỉ lệ visa rất thấp.
Chúng tôi khuyên bạn để chuẩn bị cho việc du học. Bạn nên trang bị cho mình kiến thức AV tương đối, không nhất thiết bạn phải có được bằng cấp, nhưng căn bản về giao tiếp thông thường bạn phải có.

Câu hỏi: Tôi phải học một số ngành cụ thể ở Mỹ như quản trị kinh doanh hoặc CNTT, điều này có đúng không?

Trả lời: Không đúng. Tất cả các học sinh/sinh viên đủ điều kiện học bất kì ngành học nào đều được khuyến khích xin visa du học.

Câu hỏi: Tôi nói tiếng Anh không được tốt, tôi có thể phỏng vấn bằng tiếng Việt được không?

Trả lời: Được. Các viên chức Lãnh sự đều biết tiếng Việt và chúng tôi có thông dịch viên.

Câu hỏi: Tôi mới bị từ chối visa theo điều khoản 214(b) của Luật Di dân Mỹ, điều này có nghĩa là gì? Liệu tôi có được nộp đơn xin visa lại không?

Trả lời: Đương đơn xin visa du học thường bị từ chối theo một trong những lý do sau: (a) bạn không thuyết phục viên chức mục đích của bạn là đi học thực sự và cũng như bạn có khả năng học tốt ở Mỹ; (b) bạn không thuyết phục viên chức Lãnh sự bạn có đủ nguồn tài chính chi trả cho việc học; (c) bạn không thuyết phục viên chức ý định quay trở về Việt Nam sau khi hoàn thành khoá học ở Mỹ. Bạn có thể xin tái phỏng vấn bất kì lúc nào, tuy nhiên bạn nên xem xét thật kỹ hồ sơ trước khi tái phỏng vấn. Tại cuộc tái phỏng vấn bạn phải chuẩn bị giải thích rõ (a) kế hoạch học tập; (b) tình hình tài chính; (c) kế hoạch sau khi bạn hoàn thành khoá học ở Mỹ.

Câu hỏi: Chi phí học và sinh hoạt bên Mỹ hàng năm là bao nhiêu? Những chi phí này phụ thuộc vào loại hình trường, chất lượng và địa điểm của trường như thế nào ?

Trả lời:Chi phí học và sinh hoạt ở Mỹ phụ thuộc vào trường ĐH là trường tư hay trường công, nơi bạn sống đắt hay rẻ, trường nổi tiếng hay không nổi tiếng, và vào ngành học. Do vậy, khó có thể khái quát hóa được câu trả lời này.
Nói chung, ở trường công, mức học phí thường rẻ hơn ở các trường tư. Ở những trường đại học tư và danh tiếng như Harvard, MIT, Carnegie-Mellon, Rice, Brown, Syracuse v.v. , mức học phí SĐH (cả thạc sĩ lẫn tiến sĩ) có thể lên đến 30,000 – 40,000 USD/năm. Tuy nhiên, cũng là trường đại học danh tiếng nhưng là trường công như: University of Virginia, University of California - Berkeley, University of Michigan, Rutgers –State University of New Jersey, University of Texas – Austin, v.v.v thì mức học phí lại rẻ hơn rất nhiều. Chẳng hạn như khoảng 8000-10,000/năm.
Ở các trường đại học vừa phải của Mỹ, học phí trung bình đào tạo SĐH vào khoảng 10,000-20,000 USD/năm.
Học Luật, Y, và Quản Trị Kinh Doanh (những trường chuyên nghiệp – professional school) là tốn kém nhất ở Mỹ. Ngay cả ở những trường công, mức học phí cũng có thể từ 10,000 đến trên 20,000 USD/năm.
Chi phí sinh hoạt ở Mỹ phụ thuộc vào nơi bạn sống: thành thị hay nông thôn, khu vực phát triển hay không phát triển, thành phố lớn hay nhỏ. Ở những thành phố lớn và danh tiếng như New York, Boston, hoặc vùng thung lũng Silicon, chi phí sinh hoạt tối thiểu cho một sinh viên SĐH một năm vào khoảng 10-18,000. Tuy nhiên, có những nơi bạn hoàn toàn có thể sống thoải mái với 5,000-8000 USD/năm như Syracuse, Houston, Lousiana, Austin .v.v. Nói chung, bạn nên dự trù ít nhất khoảng 10,000 USD/năm để sống tại Mỹ.

Câu hỏi: Trong quá trình học SĐH ở Mỹ, nếu tôi muốn đi làm thêm để cải thiện tình hình tài chính thì có vi phạm luật hay không?

Trả lời: Theo luật Mỹ, sinh viên mang visa F1 và J1 không được quyền đi làm ngoài trường đại học, trừ trường hơp bạn xin làm thực tập (practical training – internship). Sinh viên F1 và J1 chỉ được đi làm trong trường đại học. Do vậy nếu bạn có visa F1 hoặc J1 và bạn đi làm ở ngoài mà không có giấy phép đặc biệt, bạn sẽ vi phạm luật cư trú của Mỹ.

Câu hỏi: Người thân đi cùng tôi có được phép đi làm không?

Trả lời: Theo luật Mỹ, nếu bạn là sinh viên F1 và vợ bạn có visa F2 (visa cho vợ/chồng của sinh viên F1) thì vợ/chồng của bạn không được quyền đi làm.
Nếu bạn là sinh viên J1 và vợ/chồng bạn mang visa J2 (visa cho vợ/chồng của sinh viên J1) thì vợ/chồng bạn được quyền đi làm.
Việc làm ở Mỹ tùy thuộc vào nơi bạn sống. Một số nghề lao động chân tay, như bồi bàn, sơn sửa móng chân, móng tay, khá phổ biến trong giới sinh viên. Mức lương tối thiểu vào khoảng 5USD/giờ, nhưng lưu ý rằng đối với những nghề như thế này, thu nhập thực tế thường phụ thuộc vào tiền thưởng (tip) của khách hàng.

Những câu hỏi thường gặp Du Học Mỹ

Câu hỏi: Cho biết thủ tục để xin du học tại Mỹ. Điều kiện để được đi du học tự túc tại Mỹ. Có thể liên hệ ở đâu để được tư vấn và hướng dẫn. Trả lời: Bạn có thể vào website của Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ http://hochiminh.usconsulate.gov. Nói ngắn gọn, có 3 tiêu chuẩn:
Một là: bạn có thể học toàn thời gian để được cấp bằng hay chứng nhận
Hai là: bạn phải có đủ tiền để trang trải cho kế hoạch bạn muốn theo học
Ba là: bạn phải trở về Việt Nam sau khi học xong.

Câu hỏi: CON ĐANG HỌC LỚP 12 THÌ NGƯỜI THÂN BÊN MỸ BẢO LÃNH ĐI DU HỌC, CHO CON HỎI LÀ CON CÓ ĐI ĐƯỢC KHÔNG VÌ CON CHƯA CÓ BẰNG TIẾNG ANH VÀ HỌC LỰC CỦA CON CHỈ ĐẠT TRUNG BÌNH. NẾU ĐI ĐƯỢC THÌ LÀM THỦ TỤC LÀ MẤY THÁNG , NGƯỜI THÂN CUẢ CON CÓ KHẢ NĂNG TÀI TRỢ CHO CON. XIN CÁM ƠN.

Trả lời: Nếu trường của bạn yêu cầu tiếng Anh thì bạn phải thỏa mãn yêu cầu này. Tuy nhiên, có khả năng sử dụng tiếng Anh trôi chảy không phải là một yêu cầu để xin visa vì chúng tôi hiểu rằng có trường học sẽ dạy tiếng Anh trước khi sinh viên vào học chuyên ngành trong chương trình.
Điều kiện tài chính: Nếu người thân bên Mỹ tài trợ việc học của bạn, chúng tôi sẽ xem xét khả năng tài chính của người bảo lãnh đó.
Thời gian: Qui trình xin visa du học chỉ mất vài ngày bởi vì chúng tôi luôn cho phép sinh viên được phỏng vấn sớm.

Câu hỏi: Em có người thân ở Mỹ, sẽ trợ giúp đầy đủ cho em trong suốt quá trình du học ở Mỹ. Vậy chuyện đó có khó khăn hay thuận lợi gì cho việc em xin visa đi du học không? Và để việc xin visa đi du học mỹ dễ hơn, em cần có điều kiện gì không?

Trả lời: Chúng tôi sẽ xem xét khả năng tài chính của người bảo trợ ở nước ngoài giống như người bảo trợ trong nước. Đầu tiên chúng tôi phải được tin rằng người bảo trợ có lý do hợp lý để bảo trợ cho học sinh.
Thứ hai, người bảo trợ phải có đủ tiền để bảo trợ cho năm học đầu tiên và có bằng chứng người bảo trợ có đủ khả năng tiếp tục chi trả tiền học cho học sinh trong những năm học còn lại.
Học sinh phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ và phải sẵn sàng để có thể giải thích các loại giấy tờ này một cách rõ ràng để giúp viên chức có thể đánh giá hồ sơ xin visa một cách công bằng.

Câu hỏi: Xin cho biết khi đang học tại Mỹ, sinh viên đi làm vào dịp hè thông qua kỳ thi tuyển của một hãng lớn của Mỹ, thời gian làm việc trong 10 tuần và được trả lương 17USD/giờ, có đóng thuế. Như vậy có được phép không, và khi sinh viên về nghỉ Đông thì có được chấp nhận Visa để sang học tiếp năm cuối không, có bị gây khó dễ không (sinh viên đang học năm thứ 3 và đều đạt điểm A). Xin cám ơn

Trả lời: Đây là luật lao động cho sinh viên quốc tế. Trong năm học đầu tiên, du học sinh chỉ được phép làm việc trong trường, tối đa là 20 giờ/tuần khi đang học. Trong dịp nghỉ hè hoặc trong các kỳ nghỉ, du học sinh được phép làm việc trọn thời gian.
Trong năm thứ hai, luật này vẫn còn áp dụng cho du học sinh. Ngoài ra du học sinh có thể làm việc ngoài trường với sự cho phép của đại diện trường đó.
Du học sinh không được phép làm việc mà không được sự cho phép của viên chức đại diện trường đó.
Nếu du học sinh vẫn ở trong tình trạng học sinh trọn thời gian thì du học sinh đó không vi phạm luật và không bị ảnh hưởng đến việc xét visa trong lần kế tiếp.

Chuẩn bị đi Phỏng vấn Visa Du Học Mỹ

Qua kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ Du học sinh Du học tại Mỹ, ADC có một số lời khuyên các bạn chuẩn bị đi Phỏng vấn xin visa du học Mỹ dưới đây để giúp các bạn không bị bỡ ngỡ khi đến Phỏng vấn.
 
Khi trả lời phỏng vấn xin visa du học Mỹ, trước tiên bạn cần chú tâm trình bày về chương trình và kế hoạch học tập phải tương thích với nội dung trong thư mời nhập học. 
 
Thông thường, du học sinh sẽ trình bày kế hoạch học tập từ 6-12 tháng tiếng Anh, thời gian học tiếng Anh có thể rút ngắn hoặc lâu hơn sau khi nhà trường ở Mỹ đã kiểm tra trình độ tiếng Anh.

Sau đó học vào ngành chính: quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin... của hai năm cao đẳng và hai năm đại học hoặc là vào thẳng bốn năm đại học. Với các giấy tờ liên quan tới học vấn, thu nhập, tài chính, tài sản…, bạn chia ra từng nhóm, bỏ trong từng bìa hồ sơ riêng theo thứ tự để khi người phỏng vấn hỏi tới loại giấy tờ nào bạn nhanh chóng trình ra vì họ không có nhiều thời gian, tránh đưa thừa các giấy tờ.

Khi bạn đã giải trình một cách thuyết phục mục tiêu du học là chính đáng, học xong sẽ quay về thì bạn có thể hi vọng về kết quả bước đầu công việc. Không thể có một công thức chung cho tất cả các cuộc trả lời phỏng vấn vì mỗi hồ sơ du học đều có đặc điểm riêng, không giống nhau nên phải biết vận dụng cách làm từng hồ sơ cho phù hợp.

Đặc thù của lĩnh vực du học là mỗi hồ sơ phải đạt được giá trị chuyên sâu và chính xác trên từng chi tiết (một hồ sơ du học có rất nhiều chi tiết). Vì vậy, khi bạn đã tự mình thực hiện hoàn chỉnh hồ sơ theo ý muốn mà vẫn chưa an tâm, nếu cảm thấy cần thiết thì có thể gặp chuyên viên tư vấn của đơn vị chuyên về du học Mỹ để họ trợ giúp bạn hoàn thành hồ sơ và hướng dẫn kỹ năng trả lời phỏng vấn.

Vài điều cần lưu tâm trước khi bước vào phỏng vấn:
  • Luôn giữ được trạng thái tâm lý vững vàng, ổn định, thoải mái, không tự gây áp lực tâm lý bằng những suy diễn nội tâm căng thẳng, biết tập trung tư tưởng để lắng nghe và trả lời đúng trọng tâm từng câu hỏi.
     
  • Xem lại một lần cuối những giấy tờ phải mang theo có bị thiếu sót hay không và toàn bộ hồ sơ phải là bản chính.
     
  • Trang phục và phong cách cần đơn giản, không cầu kỳ, phải phù hợp với HSSV.
Có một thực tế cũng cần phải biết là cho dù chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ đạt yêu cầu nhưng vì thiếu bình tĩnh, tự tin, trả lời phỏng vấn lúng túng nên nhiều bạn đã vô tình tạo sự nghi ngờ nơi người phỏng vấn về mục đích chuyến du học, chính điều tình ngay lý gian này dễ dẫn tới thất bại cho cuộc phỏng vấn.

Trong tình huống này nếu muốn tái phỏng vấn, bạn có thể tham khảo ý kiến của ADCđể thiết lập lại mọi việc chuẩn xác hơn, mở ra cơ hội cho lần phỏng vấn sau.

Giới thiệu du học Mỹ

Tất cả mọi người đều cũng biết rằng Mỹ là đất nước có điều kiện và môi trường học tập rất tốt. Mỹ là một đất nước phát triển về mọi phương diện. Mỹ không những có những địa danh nổi tiếng, đẹp luôn thu hút mọi người từ khắp nơi trên thế giới, đồng thời đây cũng chính là nơi học tập tốt. Khi học ở Mỹ bạn có cơ hội tiếp cận với những thông tin, những trang thiết bị hiện đại. Thêm vào đó, đây cũng là nơi để bạn trau dồi, cải thiện khả năng của chính mình.
Dân số: 303,558,359 người (tính đến ngày 04 – 03 – 2008)
Thời tiết và khí hậu:
+ Mùa xuân: tháng 3 – tháng 5
+ Mùa hạ: tháng 6 – tháng 8
+ Mùa thu: tháng 8 – tháng 11
+ Mùa đông: tháng 12 – tháng 2
Múi giờ
Những tiểu bang ở nước Mỹ như New York, Boston, Philadelphia đi sau Việt Nam 11 – 12 giờ tùy theo mùa. Những tiểu bang ở phía Tây như: Los Angeles, San Francisco đi sau Việt Nam 13 – 14 giờ tùy theo mùa.

Hệ thống giáo dục:
Giáo dục phổ thông :
+ Mầm non: 3 năm (3 -5 tuổi)
+ Tiểu học: 6 năm (6 -12 tuổi)
+ Trung học cơ sở: 3 năm (12-15 tuổi)
+ Trung học phổ thông: 3 năm (15 -18 tuổi)
Giáo dục nâng cao :
+ Cao đẳng: 3 năm
+ Đại học: 4 năm
+ Cao học: 1 – 2 năm
+Tiến sĩ: 4 – 6 năm
Thời gian nhâp học: vào mùa thu, tháng 9, bạn sẽ bắt đầu năm học đầu tiên tại một trường đại học Hoa Kỳ.

Chi phí
:
+ Học phí trung học: $ 7.000 – 10.000/ năm
+ Học phí cao đẳng: $ 5.000 – 10.000/ năm
+ Học phí đại học: $ 8.000 – 28.000/ năm
+ Học phí cao học: $ 24.000 – 28.000/ trọn khóa
Ghi chú: Chi phí du học tùy thuộc vào từng trường, có thể thay đổi. Ngoài ra, còn có các chi phí khác như: dịch vụ ăn ở, phí bảo hiểm sức khoẻ….

Điều kiện xin visa:

Trình độ Anh ngữ:
+ Có chứng chỉ TOEFL 450 trở lên
+ Điểm TOEFL này không áp dụng cho học sinh học chương trình Phổ thông Trung học

Khả năng tài chính:
+ Sổ tiết kiệm tối thiểu Trị giá:
= 01năm học x (tiền học phí + tiền ăn ở ) + chi phi đi lại
+ Học phí: tùy theo ngành và trường học
+ Ăn ở: 7.000 - 10.000 đô la /năm
+ Chi phí đi lại khoảng 1.700 đô la /năm
+ Bằng chứng về thu nhập ổn định hàng tháng

Những ưu điểm của Cao Đẳng Cộng Đồng Mỹ

http://adcduhoc.vn:8080/index.php?option=news&view=view-news&cid=32&id=29

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

Học bổng Du học New Zealand – Đại học Lincoln cùng ADC (Năm 2011) - Trị giá NZD 4.900


Học bổng Du học New Zealand – Đại học Lincoln cùng ADC
(Năm 2011)


Học bổng du hoc - Đại học Lincoln đang cung cấp học bổng 12 tuần khóa tiếng Anh (ELP) cho những học sinh ghi danh vào khóa dự bị đại học hoặc cử nhân. Học bổng du học này trị giá NZD 4.900.
Sinh viên sẽ đóng phí cho chương trình EAP đầu tiên và nhận một số tiền trị giá NZD 4.900 tương đương so với học phí khi sinh viên hoàn thành khóa dự bị đại học hoặc cử nhân.

Vài nét về Trường ĐH Lincoln
Lincoln University là một trong 8 đại học công lập tại New Zealand, bắt đầu hoạt động với tổ chức tiền thân là School of Agriculture (Trường Nông nghiệp) từ năm 1878.
Trường thuộc thành phố Christchurch – thành phố lớn nhất đảo Nam New Zealand, nằm cách sân bay quốc tế Christchurch nên có thể dễ dàng đi đến các địa danh du lịch và giải trí nổi tiếng của đất nước.

Đại học Linloln là đơn vị đào tạo ngành nông nghiệp lâu đời nhất ở vùng Southern Hemisphere, đồng thời là trường công lập lâu đời thứ 3 tại New Zealand. Trường không ngừng phát triển để trở thành đại học đi đầu trong và ngoài nước về nghiên cứu Nông nghiệp, Quản lý nông nghiệp, Tài nguyên, Môi trường, Tài chính, Kinh tế, Du lịch, Công nghệ giải trí, Xã hội học, Khoa học ứng dụng & Công nghệ sinh học, Vi sinh học.

Trường có 4.000 sinh viên từ hơn 60 quốc gia, đào tạo 385 ngành học bậc cử nhân với chương trình giảng dạy được thiết kế đáp ứng nhu cầu tuyển dụng. Số lượng giáo sư, phó giáo sư chiếm 25% đội ngủ giảng viên.
Năm 2002, Lincoln University được lựa chọn là trụ sở Trung tâm Nghiên cứu xuất sắc vì đã có những thành tựu đóng góp và những dự án nghiên cứu dẫn đầu về công nghệ vi sinh học. Đồng thời, đây còn là Trung tâm Nghiên cứu vi sinh học cấp quốc gia New Zealand.
Khuôn viên trường thoáng rộng, nhiều cây xanh. Nằm trên diện tích đất 58 ha, đại học Lincoln trang bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ  giảng dạy hiện đại. thư viện và hệ thống máy tính mở cửa 24 giờ mỗi ngày. Ngoài ra có phòng in ấn, bán vé máy bay, sân golf, chi nhánh ngân hàng, phòng thể dục thể thao, …vv.

Hệ thống ký túc xá nằm ngay trong khuôn viên trường hàng năm đón tiếp hơn 600 sinh viên đăng ký sinh sống bên cạnh các căn hộ cho thuê cùng nằm trong khuôn viên này.

Chương trình giảng dạy
1.  Tiếng Anh:
- Các khóa Anh ngữ để chuẩn bị theo học bậc đại học, luyện thi IELTS, …
- Học phí: NZD$ 395/ tuần
* Khai giảng: Hàng tháng ( Đăng ký vào Thứ 2 hàng tuần)
* Điều kiện: IELTS 5.0
2. Dự bị đại học:
- Học phí: NZD$ 14,650
Điều kiện nhập học: Tốt nghiệp THPT, IELTS 5.5 / TOEFL PBT 500 / TOEFL IBT 61
* Khai giảng: Tháng 1, 7
3. Cao đẳng:
- Học phí: NZD$ 21,840/ năm
* Điều kiện nhập học: Hoàn tất năm 1 đại học, IELTS 5.5 / TOEFL PBT 500 / – TOEFL IBT 61
* Khai giảng: Tháng 1, 7
4. Đại học:
- Học phí: NZD$ 19,740 – 21,840/ năm
* Điều kiện nhập học: Hoàn tất năm 1 đại học, IELTS 6.0 / TOEFL PBT 550 / TOEFL IBT 79
* Khai giảng: Tháng 1, 7
5. Sau đại học:
- Học phí: NZD$ 9,880 – 26,800/ năm; Tiến sĩ: NZD$ 5,300
* Điều kiện nhập học: IELTS 6.5 / TOEFL PBT 600 / TOEFL IBT 100
* Khai giảng: Tháng 1, 7
* Các ngành:
- Nông nghiệp & Khoa học Nông nghiệp
- Quản trị & Thương mại (chuyên ngành: Nông nghiệp, Công nghệ chế biến lương thực thực phẩm, Quản lý khách sạn, Quản lý và định giá bất động sản, Giao thông và vận chuyển)
- Quản lý môi trường, Kiến trúc và thiết kế cảnh quan, Quản lý về lĩnh vực giải trí, Khoa học, Khoa học xã hội, Công nghệ thông tin và thiết kế phần mềm, Quản trị du lịch, Vi sinh học, Quản lý tài nguyên, Công nghệ sinh học, Quản lý trang trại, Bảo tồn thiên nhiên, Quản lý tài nguyên và hệ sinh thái, Tài nguyên học, Bất động sản học, Công nghệ định giá, Kinh doanh và phát triển bền vững

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
PHÒNG TƯ VẤN DU HỌC QUỐC TẾ ADC
Địa chỉ: LAKE VIEW TOWER, Phòng 201, số 56, Ngõ 283, Đường Trần Khát Chân, Hà Nội Tel: 04 - 3972 1123 - Hotline: : 04 - 39964 606
Fax: 04 - 3972 1124 - Di động: 098 347 8519
Email: adcduhoc@yahoo.com , adc.education@yahoo.com - Website: www.adc-vietnam.com

Học bổng Du học New Zealand


Học bổng Du học New Zealand – Học viện công nghệ miền Nam cùng ADC
(Miễn phí 24 tuần học tiếng Anh - Trị giá: NZ$7.680)

Công ty TNHH Quốc tế ADC giới thiệu với quý vị phụ huynh cùng các em học sinh chương trình học bổng năm 2011 của Học viện Công nghệ Miền Nam – Trị giá NZ$7.680 ( Miễn phí 24 tuần học tiếng Anh).

Giới thiệu về Học viện SIT (Southern Institute of Technology)

Học viện Công nghệ Miền Nam ( SIT) là mọtt trong 20 trường đại học bách khoa và học viên công nghệ của chính phủ cung cấp các chương trình giáo dục cấp cao và đại học trên lãnh thổ New Zealand. SIT nằm tại Invercargill, New Zealand cùng với các cơ sở nhỏ hơn đặt tại Queenstown, Christchurch và Gore. Các chương trình của SIT đã được công nhận và chấp thuận từ Cơ quan quản lý Tiêu chuẩn chuyên môn New Zealand về mức độ đào tạo sau đại học.
SIT có một lịch sử đầy hãnh diện về giáo dục đào tạo nghề. Với hơn 30 năm, SIT đã đào tạo nhiều sinh viên có nền tảng giáo dục có chất lượng trong nhiều chủ đề và nhiều cấp độ khác nhau bao gồm sau đại học. Sự đa dạng này giúp bạn học tập ở cấp độ phù hợp với bạn và đạt tiến bộ khi bạn đã sẵn sàng. Nhiều chương trình của chúng tôi kết nối với chương trình cấp độ cao hơn tại SIT và các học viện khác tại New Zealand và trên khắp thế giới . Chúng tôi thường xuyên phát triển các mối quan hệ nhằm đảm bảo rằng sinh viên tốt nghiệp của chúng tôi có khả năng đáp ứng thay đổi tối đa.
SIT có khoảng 13 000 sinh viên học toàn thời gian và bán thời gian. SIT đủ lớn để cung cấp nhiều môn học và giáo dục sinh viên, tuy nhiên vẫn đủ nhỏ để duy trì một môi trường thân thiện. Tuy nhiên, điểm thu hút thực sự của chúng tôi là nghành du lịch và thắng cảnh độc đáo ở miền nam, nhiều cơ hội phiêu lưu và giải trí thông qua các môn thể thao cực kỳ thách đố.
Học viện SIT là trung tâm của miền Nam đổi mới và chúng tôi mong tiếp đón bạn.

Các chương trình chính khóa tại Invercargill
  • Chương trình văn bằng sau đại học
  • Chương trình văn bằng thạc sĩ 
  • Chương trình cử nhân
  • Chương trình văn bằng Quốc gia
  • Chương trình văn bằng
  • Chương trình chứng chỉ
 Các khóa học
  • Kinh doanh
  • Khách sạn và du lịch
  • Máy tính
  • Thiết kế và mỹ thuật
  • Phương tiện truyền thông mới
  • Điều dưỡng
  • Sản xuất truyền thanh, truyền hình và âm nhạc
  • Khoa học đời sống ứng dụng
  • Y tế, thể thao và giải trí
  • Tiếng Anh
  • Văn bằng sau đại học nghành Quản trị doanh nghiệp
Cơ sở Queenstown của học viện SIT
Cơ sở mới nhất của Học viện SIT đặt tại Queenstown, Frankton, New Zealand. Tại thủ đô của New Zealand, cơ sở nép mình vào hồ Wakatipu và được bao quanh bởi nhữn dãy núi. Cơ sở nằm ngay trong khu vực mua sắm dễ dàng tiếp cận bằng xe buýt hay tìm chỗ đậu xe. Bạn sẽ làm việc chăm chỉ nhằm đảm bảo theo đuổi lớp học.
Ngoài giờ học, Queenstown còn là nơi thú vị hay thoải mái mà bạn cần đến. Với nhiều quán café, nhà hàng, câu lạc bộ  đêm, thể thao, nghệ thuật và văn hóa – tất cả những gì bạn cần đều được đáp ứng tại một nơi như thế này của thế giới.

Chọn nơi cư trú: Ở trọ tại gia đình ( Homestay)
Tất cả các gia đình cho trọ đã được chọn kỹ nhằm đảm bảo họ đạt tiêu chuẩn tốt nhất tuân thủ theo Qui tắc Thông thường. Khoảng cách từ nơi trọ đến trường khoảng 20 phút  đến 1giờ đi bộ. Sinh viên có thể sử dụng dịch vụ xe bus công cộng đến trường.
Chi phí ở trọ bao gồm phòng riêng dành cho bạn và 3 bữa ăn/ ngày tại Invercargill hay 2bữa/ngày tại Christchurch
Phí ở trọ: $ 210/tuần (Invercargill) hay $ 240/tuần ( Christchurch)
Lưu ý: Học tại cơ sở Christchurch, phí sắp xếp chỗ ở trọ được tính là $ 200. Chi phí trên có thể thay đổi; Học viện SIT có thể thay đổi các chi phí này
 
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
PHÒNG TƯ VẤN DU HỌC QUỐC TẾ ADC
Địa chỉ: LAKE VIEW TOWER, Phòng 201, số 56, Ngõ 283, Đường Trần Khát Chân, Hà Nội Tel: 04 - 3972 1123 - Hotline: : 04 - 39964 606
Fax: 04 - 3972 1124 - Di động: 098 347 8519
Email: adcduhoc@yahoo.com , adc.education@yahoo.com - Website: www.adc-vietnam.com



Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

Cao đẳng Cộng đồng tại Seattle, USA

 Có thể nói rằng Du học tại Mỹ trong những năm gần đây là sự lựa chọn hàng đầu của du học sinh trên toàn thế giới, thu hút hàng triệu sinh viên đến học tập và nghiên cứu. Đối với rất nhiều học sinh sinh viên Việt Nam được đặt chân đến nước Mỹ để sống và học tập là niềm mơ ước. Nhằm đáp ứng nhu cầu đó của các em học sinh, sinh viên. Công ty TNHH Quốc tế ADC xin giới thiệu một số Trường Cao đẳng Cộng nổi tiếng tại Mỹ có số lượng học sinh, sinh viên Việtnam học tập rất đông.

1. Trường Cao đẳng Cộng đồng North Seattle

Vài nét về trường
North Seattle Comminity College là một trong Top các trường CĐCĐ của bang Washington thành lập năm 1970 với hơn 8500 sinh viên trong đó có gần 500 sinh viên quốc tế đến từ hơn 50 nước khác nhau. Trường nổi tiếng với các chương trình học rất sáng tạo và học thuật chất lượng. Đội ngũ giáo viên của các chương trình quốc tế sắn sàng giúp đỡ sinh viên khi cần để học đạt được mục tiêu học tập và thích nghi với cuộc sống ở Seattle .

Những ưu điểm khi học tại Trường CĐCĐ North Seattle :
Chương trình học với chất lượng tuyệt hảo được kiểm nghiệm và đánh giá bởi hiệp hội các trường CĐCĐ Mỹ
Sỹ số lớp học nhỏ: Khoảng 20-30 sinh viên/lớp
Chi phí thấp: Giảm 40% chi phí so với học tại ĐH
Thủ tục nhập học đơn giản, không yêu cầu điểm TOEFL
Lấy bằng Diploma và chứng chỉ cao đẳng cùng lúc, tiết kiệm chi phí và thời gian học
Sinh viên được học lên nhiều ĐH có tiếng như: ĐH Công lập San Francisco , ĐH Đông Washington , ĐH Oregon , ĐH Hawaii Pacific…với nhiều nghành nghề để lựa chọn.
Được sự quan tâm đặc biệt từ phía đội ngũ giáo viên và nhà trường, môi trường học tập tốt và thân thiện. Các dịch vụ hỗ trợ sinh viên luôn có sắn như: nhà ở, hoạt động ngoại khoá, học tập..
Sinh viên được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản kết hợp lý thuyết và thực hành đồng thời được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển và học hỏi kinh nghiệm sống tại USA , cơ hội tốt để tìm kiếm việc làm tại nước mình.
Các chương trình học:
Chương trình chuyển giao vào ĐH: 2năm tại North Seattle + 2năm tại ĐH Mỹ = 4 năm Bằng cử nhân
Chương trình lấy bằng PTTH
Chương trình tiếng Anh (ESL)
Các chương trình để lấy chứng chỉ khác (Như kế toán, Kinh tế quốc tế, quản lý dự án, ...)
Chương trình học ngắn hạn (Như văn hoá Mỹ, Tiếng Anh kinh tế, Giao lưu văn hóa nghệ thuật…)
Trường nhận sinh viên vào các kỳ: Tháng 1, Tháng 4, tháng 6 và tháng 9

Chi phí trọn gói: 15.000 - 19.000 USD/ năm (Bao gồm: học phí, ăn ở, bảo hiểm, sách vở… )

2. Trường Cao đẳng Cộng đồng Seattle Central
Trường Cao đẳng cộng đồng Seattle Central nằm tại thành phố Seattle, được coi là nơi sinh sống lý tưởng nhất của nước Mỹ- bang Washington, năm 2001, Trường Cao đẳng cộng đồng Seattle Central được Tạp Chí TIME bình chọn là trường "Cao Đẳng cộng đồng Tiêu Biểu Trong Năm" trong số hơn 1200 trường Cao đẳng Cộng đồng, trong một cuộc nghiên cứu duy nhất về các trường Cao đẳng và Đại học ở Hoa Kỳ. Hàng năm, có hơn 10000 sinh viên Mỹ và hơn 1000 sinh viên quốc tế đến từ hơn 50 quốc gia trên thế giới.
Seattle Central được công nhận bởi hiệp hội các trường Cao Đẳng và Đại học vùng Tây Bắc nước Mỹ, là thành viên tích cực của Liên hiệp hội Sáng chế (League for Innovation) - tổ chức danh tiếng của các trường Cao đẳng trên toàn quốc vì chất lượng đào tạo xuất sắc.
Trường nằm trong khu vực giàu có về văn hoá, đa dạng về lối sống, độ tuổi, quốc tịch…Điều này khiến cho Seattle Central trở nên hấp dẫn và đầy sức lôi cuốn.

Các khoa, ngành học:

Khối ngành khoa học tự nhiên: Công nghệ sinh học, khoa học máy tính, toán học, vật lý, y học, kỹ thuật, khoa học trái đất.
Khối ngành khoa học xã hội: âm nhạc, mỹ thuật, ngôn ngữ học, xã hội học, tâm lý học, thương mại, lịch sử...vv.
Nhiều chương trình có chất lượng cao:
- College Bridge (Bắc cầu vào đại học): Học đại học bán thời gian,học ESL bán thời gian
- College Transfer (Chuyển tiếp đại học): Chuyển tiếp lên các trường cao đẳng và đại học hệ 4 năm
- Intensive ESL (ESL cấp tốc): Một chương trình có cấu trúc, hướng đến kết quả
- High School Completion (Hoàn tất trung học): Học đông thời để được Diploma và bằng Trung Học !
- Short-Term Certificates (Các chứng chỉ ngắn hạn): (2-9 tháng), bao gồm thực tập nội trú tùy chọn
International Internship (Thực tập nội trú quốc tế): Học tập và lấy kinh nghiệm làm việc tại các công ty và học viện địa phương
Trường khai giảng 4 kỳ mỗi năm: Đông - tháng 1, Xuân – tháng 3, Hè – tháng 6, Thu – tháng 9
Trường có nhiều suất học bổng dành cho sinh viên quốc tế (tổng trị giá lên đến 100.000 USD) và trường còn trao nhiều phần thưởng trị giá lên đến 300.000 USD cho sinh viên nhập học mỗi năm. Ngoài ra, trung tâm tư vấn việc làm sẽ giúp tìm việc tại trường. Như vậy bạn sẽ có thêm một khoản thu để trả cho các khoản phí trên.
Chi phí trọn gói: 15.000 - 19.000 USD/ năm (Bao gồm: học phí, ăn ở, bảo hiểm, sách vở

3. Trường Cao đẳng Cộng đồng South Seattle
South Seattle được thành lập năm 1969, là trường công lập được công nhận bởi Hội đồng Tây Bắc Hoa Kỳ về các trường CĐ và ĐH, có trên 7000 sinh viên đang theo học.

Lý do để chọn South Seattle

- Học phí hấp dẫn, thấp hơn so với học ĐH 40%, trung bình sinh viên có thể tiết kiệm khoảng $9000 cho 2 năm học tại South Seattle .
- Thủ tục đăng ký đơn giản
- Sỹ số lớp nhỏ (Trung bình 15-22 Sinh viên/lớp)
- Không yêu cầu TOEFL, kiếm chứng chỉ CĐ và chứng chỉ tiếng Anh vào thẳng ĐH sau khi tốt nghiệp
- 55% sinh viên Mỹ bắt đầu các chương trình ĐH và Cao đẳng tại Cao đẳng Cộng đồng
- Chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên sâu để chuyển trực tiếp vào chương tình CĐ
- Hơn 7000 sinh viên đại diện cho gần 100 nền văn hoá đến từ 50 nước khác nhau trên thế giới
- Lấy bằng Diploma, các chương trình học theo yêu cầu và chương trình mùa hè
- Chương trình vượt rào ĐH, hướng nghiệp và các chương trình lấy bằng chứng chỉ
- Nhà trường có rất nhiều xuất học bổng và chính sách trợ cấp tài chính cho sinh viên quốc tế

Các chương trình học:
- Chương trình tiếng Anh: Chương trình liên kết lấy bằng về Khoa học Ứng dụng
- Chương trình lấy bằng PTTH: Các chương trình lấy chứng chỉ 6 tháng hoặc 1 năm
- Chương trình Cao đẳng
- Chương trình học hè: Các chương trình khác theo yêu cầu
- Chương trình chuyển tiếp ĐH

Các kỳ nhập học: Tháng 4, tháng 6 và tháng 9
Chi phí trọn gói: 15.000 - 19.000 USD/ năm (Bao gồm: học phí, ăn ở, bảo hiểm, sách vở… )



Du học New Zealand – Con đường vào các trường Đại học danh tiếng cùng ADC Năm 2011



ACG – Niu Dilân nổi danh trên thế giới là nơi cung cấp chương trình giáo dục và đào tạo chất lượng cao, một môi trường học tập thuận lợi, chuyên môn cao và kinh nghiệm nhằm giúp các bạn chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sống đa sắc tộc. Nền giáo dục do ACG cung cấp là một giấy thông hành toàn cầu để trở thành một tài năng có tầm cỡ quốc tế và một tương lai thành đạt.


Tại sao chọn học tại ACG – New Zealand:
- ACG là một tổ chức giáo dục hàng đầu đáp ứng những yêu cầu học tập của các học sinh quốc tế ở New Zealand và những nơi khác.
- New Zealand có một truyền thống giáo dục tuyệt vời và ACG được xây dựng trên truyền thống đó.
- Các trường trung học của ACG luôn được xếp hạng cao nhất trong các kỳ thi
- New Zealand là một xã hội đa văn hoá, thanh bình và hiếu khách, một nơi lý tưởng để tiếp thu một nền giáo dục được thế giới công nhận.
- New Zealand có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, khí hậu ôn hoà, và môi trường xanh sạch hấp dẫn các học sinh đầy nhiệt huyết từ khắp nơi trên thế giới.
- New Zealand có một lối sống vui tươi và đầy đủ tiện nghi với những cơ hội giải trí ngoài trời.
- Tỷ giá ưu đãi, hợp lý và phải chăng, chi phí sinh hoạt thấp so với Hoa Kỳ hoặc Anh Quốc.
- Tất cả người dân New Zealand đều nói tiếng Anh, việc học ngoại ngữ ở New Zealand giúp cho học sinh giao tiếp hiệu quả ở khắp các nơi trên thế giới

Giới thiệu về ACG
ACG (The Academic Colleges Group) được thành lập năm 1995 nhằm cung cấp các chương trình học tập và đào tạo chất lượng cao nổi tiếng thế giới. ACG liên tục nằm trong danh sách các trường hàng đầu ở Niu Dilân tại các kỳ thi.
ACG cơ sở chính nằm tại trung tâm thành phố Auckland, gần trường Đại học Auckland và Đại học Tổng hợp Auckland, là 2 trường Đại học lớn nhất Niu Dilân. Vị trí trung tâm này giúp học sinh dễ dàng sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Có khoảng 4.000 học sinh địa phương và quốc tế theo học các chương trình ACG bao gồm các học sinh từ Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc, Oman, Đức, Mỹ, Thái Lan, Indonesia, Nga, Fiji, Ukaina, Lào và Việt Nam.
ACG tạo ra một môi trường học tập độc đáo và năng động, cung cấp cho học sinh từ các nơi trên thế giới một nền giáo dục ưu việt được quốc tế công nhận và trang bị cho họ đầy đủ phương tiện để đóng góp một cách thành công vào cộng đồng quốc tế.
Các trường tiểu học, trường trung học và các trung tâm giáo dục chuyên ngành của ACG đã được phát triển để cống hiến những phương pháp giáo dục tốt nhất cho việc chuẩn bị vào đại học. Mục đích chính nhằm vào những yêu cầu đặc biệt của từng học sinh, các thành tích của từng học sinh được đặt lên hàng đầu.
ACG có nhiều khoá học phong phú cho học sinh Phổ thông trung học, tiếng Anh, Đào tạo chuyên ngành và Dự bị đại học vào các trường danh tiếng hàng đầu New Zealand.

Chương trình học:

1. Đào tạo Anh ngữ và Dự bị Đại Học:
Trường Anh Ngữ ACG: Anh ngữ tổng quát và khóa IELTS
Là một trong những trường Anh Ngữ tư lớn nhất Niu Dilân, với sĩ số hơn 1.000 học sinh. Trường cung cấp khoá học trong suốt năm. Các khóa Tiếng Anh được khai giảng hàng tuần để chuẩn bị cho học sinh có thể dễ dàng thành công khi bước vào khoá học chính tại trường Trung học và Đại học.
Phương tiện học tập hiện đại bao gồm phòng máy tính để truy cập Internet và sử dụng E-mail miễn phí và một thư viện nghiên cứu.
- Anh ngữ tổng quát
- Luyện thi IELTS
Học phí:
Năm 2011: NZ$395/ tuần
Khai giảng: Thứ 2 hàng tuần, tháng 1, 3, 6, 9, 12
Thời gian: 2 – 48 tuần (24 giờ/ tuần).
Yêu cầu: Từ 12 tuổi trở lên

2. Chương trình Dự bị đại học Auckland
Được công nhận tại tất cả các trường Đại học tại New Zealand, đảm bảo 100% vào học tại trường Đại học Auckland.
- Chương trình chuẩn: 12 tháng
- Chương trình mở rộng: 18 tháng
- Khóa cấp tốc: 8 - 9 tháng
Chương trình này gồm rất nhiều môn học: Kế toán, Kinh tế, Giải tích, Thống kê, Hóa học, Vật lý, Sinh học, Nhiếp ảnh, Hội họa và Âm nhạc.
Ngoài ra còn có chương trình đặc biệt ôn thi rèn luyện kỹ năng thi IELTS nhằm chuẩn bị cho học sinh theo học tại các trường Đại học nổi tiếng.
Học phí:
Năm 2011
- Standard IELTS 5.0: NZ$19.600/ năm (Chương trình chuẩn)
- Extended IELTS 4.5: NZ$29.400/ năm (Chương trình mở rộng)
- Fast track IELTS 5.5: NZ$19.600/ năm (Khóa cấp tốc)
Thời gian: nhập học vào tháng 1, 4, 7,10

3. Chương trình Dự bị đại học AUT
- Hoàn thành chương trình 28 tuần này sẽ được đảm bảo nhập học tại Đại học AUT, các Đại học danh tiếng khác ở Niu Dilân và Đại học được lựa chọn tại Úc.
Thời gian: nhập học vào tháng 1,2, 5 và tháng 7
- Khóa học: từ 8 – 16 tháng (Tùy thuộc vào trình độ Anh ngữ của học viên)
Học phí:
Năm 2010
- Standard IELTS 5.5: NZ$15.200/ năm (Chương trình chuẩn)
- Extended IELTS 5.0: NZ$21.900/ năm (Chương trình mở rộng)
- Extended IELTS 4.5: NZ$28.400/ năm (Chương trình mở rộng)
Thời gian: nhập học vào tháng 1, 5, 8

4. Chương trình Tiểu học và Trung học tại ACG:
Trường Tiểu học Strathallan
Là một trong những trường độc lập lớn nhất tại New Zealand.
Một trong những trường đa cấp tư thục lớn nhất ở Niu Dilân gồm có:
- Trường mẫu giáo Strathallan (Từ 2 đến 5 tuổi)
- Trường tiểu học Strathallan (Từ 5 đến 10 tuổi)
- Trường trung học Strathallan ACG (Từ 11 tuổi trở lên)
- Trường Anh ngữ ACG (Từ 12 tuổi trở lên)
Học phí (Năm 2011)
NZ$16.000/ năm (Tiểu học)
NZ$19.000/ năm (Trung học)
Trường ACG Parnell College:
Từ lớp 1 – 13. Trường toạ lạc trên 1 khuôn viên rộng 10,000 m2 trên phố Titoki tại trung tâm thành phố Auckland. Trường được trang bị các trang thiết bị đặc biệt hiện đại với phòng thí nghiệm, 1 thư viện lớn và các lớp học kết nối internet.
Học phí (Năm 2011)
-
NZ$16.900/ năm (Tiểu học)
- NZ$ 20.100/ năm (Trung học)
* Các kì nhập học:
- Năm 2011: Tháng 1, 4, 7, 10
Trường Trung học quốc tế ACG Niu Dilân
Trường trung học tư dành cho Nam và Nữ sinh (từ 15 tuổi trở lên), trường được xếp hạng hàng đầu về thành tích thi vào Đại học với tỷ lệ là 96.4%.
Các môn học thích nghi cho các học sinh Quốc tế.
Lớp học nhỏ và thời gian học trong ngày tại trường dài hơn.
Tại Trung tâm Auckland, dễ di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng, ở gần các đại học
Trường trung học ACG Senior College
Một trường phổ thông cấp 3 tư thục dành cho các học sinh từ 15 tuổi trở lên
Kể từ khi thành lập vào năm 1995, trường trung học này liên tục đứng trong 5 thứ hạng đầu tiên của các trường trung học Niu Dilân.
Là trường trung học hàng đầu ở Niu Dilân trong các kỳ thi gần đây với 99.3% học sinh đạt được chứng chỉ vào đại học.
Học phí: NZ$23.300/ năm (Trung học) – Năm 2011
* Nhập học: Tháng 1, 4, 7, 10
Trường trung học ACG Sunderland College
Trường ACG Sunderland nằm vùng ngoại ô phía Tây của Auckland và cung cấp giáo dục toàn diện từ năm 1-13.
Một khuôn viên rộng rãi và được trang bị với những thiết bị hiện đại như Trung tâm Thủy sản Westwave và Sân vận động Trusts.
Học phí(Năm 2011)
- NZ$16.900/ năm (Tiểu học)
- NZ$19.400/ năm (Trung học)
* Nhập học: Các thời điểm trong năm

Miễn phí Tư vấn và Lệ phí hành chính cho mọi sinh viên đăng ký du học New Zealand tại ADC !

ADC là đại diện của các trường tại New Zealand – Công ty Tư vấn du học duy nhất có đại diện tại New Zealand để hỗ trợ các bạn sinh viên trong suốt thời gian học tập và sinh hoạt tại New Zealand.
Để biết thêm thông tin về các trường, xin vui lòng liên lạc với đại diện tại Việt Nam:

PHÒNG TƯ VẤN DU HỌC QUỐC TẾ ADC
Địa chỉ: LAKE VIEW TOWER, Phòng 201, số 56, Ngõ 283, Đường Trần Khát Chân, Hà Nội
Tel.: 04 - 3972 1123        Fax: 04 - 3972 1124 - Di động: 098 347 8519
Email: adc.education@yahoo.com - Website: www.adc-vietnam.com

Du học New Zealand cùng ADC




Đất nước New Zealand xanh tươi và xinh đẹp dường như đã và đang trở nên gần gũi và quen thuộc với cả thế giới bởi hệ thống giáo dục chất lượng hàng đầu và chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho sinh viên quốc tế. Nếu như trước đây New Zealand chỉ được biết đến như một mảnh đất thơ mộng với những đàn cừu, những ngọn núi phủ tuyết trắng thì nay đã được biết đến như một điểm lý tưởng đang thu hút hơn 4 triệu sinh viên quốc tế từ các châu lục đến học tập và lập nghiệp hàng năm với chính sách Visa cởi mở và con người thân thiện.

New Zealand là một quốc gia đa chủng tộc với dân số khoảng 4 triệu người, thuộc khối thịnh vượng chung, nằm ở phía nam Thái Bình Dương. Dân cư gốc Anh chiếm đa số ở New Zealand. Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng hàng ngày tại New Zealand. Mức sống của người New Zealand tương đối cao, có thể so sánh với mức sống ở các nước phát triển khác. Đời sống tại New Zealand dựa theo một chuẩn mực rất cao và là sự hòa quyện giữa môi trường sống hiện đại với cảnh đẹp tuyệt vời của thiên nhiên. Người New Zealand thích du lịch và họ có vẻ bề ngoài rất năng động. Du khách rất thích bản tính thân thiện và cởi mở của họ đồng thời rất quan tâm đến các nền văn hóa đa văn hóa đa sắc tộc.  

Có rất nhiều lý do để mỗi năm có hàng ngàn sinh viên quốc tế chọn New Zealand làm nơi học tập và nghiên cứu:

- Đất nước thanh bình, an ninh tốt và chế độ chính trị ổn định
- Chất lượng sống và dịch vụ cao, với ưu thế là một trong năm nước trong Khối Thịnh vượng chung
- Người dân New Zealand luôn nổi tiếng là đôn hậu, thân thiện và cởi mở.
- Chất lượng giáo dục của New Zealand đạt tiêu chuẩn quốc tế
- Chương trình giáo dục được thống nhất và được cơ quan quản lý bằng cấp NZQA cấp bằng.
- New Zealand có hệ thống giáo dục dựa trên nền giáo dục của Vương quốc Anh.
- Các trường học ở đây rất đa dạng về quy mô, địa điểm và ngành học.
- Bằng cấp của New Zealand được công nhận trên toàn thế giới
- New Zealand là một địa điểm lý tưởng cho sinh hoạt và học tập.
- Đất nước này có nền văn hoá đa dạng và một không gian đẹp tuyệt vời
- Chi phí sinh hoạt và học tập tại New Zealand rất phù hợp với sinh viên các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương 
- Cơ hội việc làm và định cư tại New Zealand, cũng như các cơ hội chuyển tiếp học tập và sinh sống sang các nước phát triển khác

New Zealand có 8 trường đại học công lập, 27 trường cao đẳng và viện kỹ thuật, hơn 420 trường phổ thông trung học. Học PTTH ở New Zealand bắt đầu từ lớp 9 đến lớp 13. Tất cả các trường đại học của New Zealand đều cung cấp chương trình học đại học (Thường là 3 năm), chương trình thạc sỹ (từ 1,5 - 2 năm nếu học toàn thời gian và sẽ dài hơn nếu học bán thời gian) và chương trình Tiến sĩ (Tối thiểu 3 năm). Có rất nhiều chương trình lấy bằng Diploma của đại học và sau đại học. Bên cạnh đó cũng có các chương trình đại học lấy bằng cử nhân danh dự sau khi học xong đại học một năm. 

Chi phí học tập tại New Zealand
- Tiếng Anh: 320 NZ$/Tuần - 395 NZ$/Tuần
- Trung học: 12.000 NZ$ - 22.000 NZ$/Năm
- Cao đẳng: 12.000 NZ$ - 18.000 NZ$/Năm
- Dự bị Đại học: 17.000 NZ$ - 22.000 NZ$/Năm
- Đại học: 17.000 NZ$ - 26.000 NZ$/Năm
- Cao học: 17.000 NZ$ - 28.000 NZ$/Năm
- Tiến sĩ: Học bổng New Zealand cho toàn bộ học phí từ 2.500 - 4.500 USD/Năm. 
Hàng năm, sinh viên quốc tế cần có khoảng 12.000 NZ$ cho ăn ở, mua sách vở và một số hoạt động vui chơi giải trí. Sinh viên có thể chọn lựa chỗ ăn ở tuỳ theo thu nhập và sở thích của mình. Sinh viên thường ở tại ký túc xá trong trường hay tại nhà dân (homestay) gần trường.

1. Ký túc xá của trường: Với chi phí ăn ở khoảng 250 - 350 NZ$/Tuần
2. Căn hộ (Flat): Sinh viên có thể lựa chọn ở cùng với bạn bè của mình.Trong căn hộ này sinh viên sẽ cùng chung khu vui chơi giải trí, khu phụ nhưng phòng ngủ riêng, chi phí khoảng từ 65 – 150 Đôla New Zealand/Tuần (Chưa tính chi phí ăn).
3. Ở với gia đình người New Zealand: Khoảng 250 NZ$/Tuần, bạn sẽ được phục vụ bữa sáng và bữa tối vào ngày thường và 3 bữa/Ngày vào ngày nghỉ cuối tuần. 

Các chi phí khác
- Vé máy bay khứ hồi: Khoảng 1.500 USD (Có thuế sân bay) tùy Hãng Hàng Không và thời điểm (Giá tham khảo).
- Lệ phí visa: 185 USD (Tùy thời điểm)
- Lệ phí khám sức khỏe Du học: 135 USD (Tùy thời điểm)

Điều kiện du học New Zealand
- Trình độ văn hoá: Có năng lực học tập khá giỏi
- Đối tượng: Học sinh từ lớp 6 trở lên (Trong độ tuổi 12 - 30 tuổi) có quá trình học tập và làm việc tương ứng với tuổi đời
- Gia đình có khả năng tài chính để tài trợ cho việc đi học
- Sức khoẻ tốt và có trình độ Tiếng Anh cơ bản (Nghe nói giao tiếp thông thường)

Thời gian nhập học
- Thời gian nhập học các khóa Tiếng Anh: Thứ Hai đầu tuần hoặc đầu tháng
- Thời gian nhập học Trung học: Tháng 1, 4, 5, 7, 10.
- Thời gian nhập học khoá Cao đẳng, Đại học, sau Đại học: Tháng 1, 4, 5, 7, 10
Ngoài ra, sinh viên quốc tế còn được làm 20 giờ/Tuần và sau khi tốt nghiệp được phép ở lại làm việc và cơ hội định cư lâu dài. Và còn rất nhiều lý do khác nữa để bạn lựa chọn New Zealand làm nơi khởi đầu cho những thành công sau này của mình. 

Một số trường ĐH, Cao Đẳng, PTTH danh tiếng:
University of Auckland, Auckland University of Technology, University of Waikato, Lincoln University, Massey University, University of Vitoria, University of Canterbury, University of Otago, NMIT (Nelson Marlborough Institute of Technology), UNITEC, St. Helen Institute, Taylors College, Edenz College, Academic Colleges Group, Wellington Institute of Technology, Maclean College, Chrischurch Polytechnic Institute of Technology; Crown Institute of Studies; CLA Campbel, New Horison, Northcote College, Auckland Grammar School, Avondale College, William Colenso College, Kaikorai Colenso College... và nhiều trường danh tiếng khác.

Hỗ trợ của ADC:
ADC tự hào là đại diện chính thức của rất nhiều trường Anh ngữ, Trung học, Cao Đẳng, Đại học và các trường kỹ thuật tại New Zealand.
Đến với ADC các bạn sẽ được:
- Cung cấp Tài liệu - Đĩa hình miễn phí.
- Chọn Trường, Khóa học và địa điểm theo nhu cầu và điều kiện của sinh viên.
- Hướng dẫn chuẩn bị Hồ Sơ nhập học và xin cấp Visa Du Học;
- Cung cấp các chương trình Học Bổng cho các học sinh có năng lực học tập;
- Tư vấn hỗ trợ tài chính Du Học;
- Dịch thuật và Dịch thuật Hồ sơ xin cấp visa
- Đào tạo và bồi dưỡng Tiếng Anh cho học sinh;
- Giữ liên hệ thường xuyên giữa gia đình và nhà trường trong suốt thời gian học;
- Luyện phỏng vấn Du học các nước;
- Hỗ trợ thủ tục làm Visa cho phụ huynh đi thăm sinh viên
- Đảm bảo visa nhanh và tỷ lệ visa cao.

Liên hệ về Du học New Zealand và Đại diện của các trường tại New Zealand tại Việt Nam:
Công Ty TVDH Quốc Tế ADC
Số 56/283 Trần Khát Chân. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel.: 04 - 3972 1123 - Fax: 04 - 3972 1124 - Hotline: 04 - 39964 606
Di động: 098 347 8519 Email: adctuvanduhoc@gmail.com